Tiểu sử Hoằng_Trú

Hoàng tử Hoằng Trú sinh vào giờ Mùi, ngày 27 tháng 11 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 50 (1711), là con trai duy nhất của Thuần Ý Hoàng quý phi Cảnh thị, khi ấy là Cách cách trong phủ của Ung Thân vương Dận Chân. Ông được Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị nhận nuôi và dạy dỗ từ khi còn nhỏ.

Năm Ung Chính thứ 11 (1733), tháng giêng, Hoằng Trú được ân phong Hòa Thạc Hòa Thân vương (和碩和親王). Phong hiệu Hòa, có Mãn văn là 「hūwaliyaka」, ý là "hòa mục". Năm thứ 13 (1735), Hoằng Trú được mệnh cùng Bảo Thân vương Hoằng LịchNgạc Nhĩ Thái xử lý chuyện Miêu Cương[1], sau được chuẩn cho quản lý sự vụ của Nội vụ phủ.

Khi Hoằng Lịch kế vị trở thành Càn Long Đế, Hoằng Trú từng được mệnh đảm nhiệm Đô thống của Mãn Châu Chính Bạch kỳMãn Châu Tương Hoàng kỳ, đồng thời xử lý sự vụ của Ung Hòa cung, Võ Anh điệnPhụng Thần uyển.

Năm Càn Long thứ 18 (1753), chuẩn cho tham dự Nghị chính đại thần. Trong thời gian đảm nhiệm các chức vụ, Hoằng Trú bị hai lần hạch nghị, một là vào năm Càn Long thứ 7 (1742) khi Thượng thư Ban Đệ hạch tội Hoằng Trú cùng Phó Đô thống Tác Bái trong việc tra số đậu đen. Một lần nữa là vào năm thứ 13 (1748), khi Thượng thư Cáp Đạt Cáp hạch tội Hoằng Trú làm Ngọc điệp có chỗ sai sót.

Năm thứ 35 (1770), ngày 13 tháng 7 (âm lịch), giờ Thân, Hòa Thân vương Hoằng Trú qua đời khi 58 tuổi, được truy thụy là Hoà Cung Thân vương (和恭親王), mệnh Hoàng bát tử Vĩnh Tuyền, Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ mặc tang phục. Mộ phần của ông được gọi là Bắc Cung (北宮), nay là hương Tá Giáp Sơn (卸甲山) ở Mật Vân.

Một chi Hòa vương phủ nhập kỳ, được phân vào Tả dực đệ nhị tộc của Chính Lam kỳ, cùng kỳ tịch với Di vương phủ (hậu duệ Dận Tường), Liêm vương phủ (hậu duệ Dận Tự), Bối tử Dận Đường phủ cùng Hàm vương phủ (hậu duệ Dận Bí). Phủ đệ của ông nằm ở cửa Đông, thuộc khu Đông Thành, tên gọi Thiết Sư Tử hồ đồng (鐵獅子胡同), được xây vào năm Càn Long thứ 2 (1736), chia làm hai lộ Đông - Tây. Lộ phía Tây là một đường dài, hình thành các Tiểu viện quây quần, còn phía Đông lộ chia làm Bắc và Nam. Đông Nam là chủ thể kiến trúc, cửa chính 5 gian, chính điện 5 gian, hậu điện 3 gian, tẩm điện 5 gian và hậu tráo phòng 5 gian. Hiện nay, phủ đệ được trưng dụng thành Viện sử học chuyên nghiên cứu Thanh triều ở Trung Quốc.